Công ước Apostille

CÔNG ƯỚC VỀ MIỄN HỢP PHÁP HÓA ĐỐI VỚI

GIẤY TỜ CÔNG CỦA NƯỚC NGOÀI

(Ngày 05 tháng 10 năm 1961)

Các Nước ký kết Công ước này,

Mong muốn xóa bỏ yêu cầu hợp pháp hóa ngoại giao hoặc lãnh sự đối với giấy tờ công của nước ngoài,

Đã quyết định ký Công ước này và nhất trí với những điều khoản dưới đây:

Điều 1

Công ước này áp dụng với giấy tờ công được lập trên lãnh thổ của Nước ký kết này

và phải xuất trình trên lãnh thổ của Nước ký kết khác.

Trong Công ước này, giấy tờ công được hiểu là:

  1. a) giấytờ được lập bởi cơ quan hoặc viên chức có mối liên hệ với tòa án hoặc

cơ quan tài phán quốc gia, bao gồm các giấy tờ được lập bởi công tố viên,

thư ký tòa án, hoặc thừa phát lại (“huissier de justice“);

  1. b)giấytờ hành chính;
  2. c)vănbản công chứng;
  3. d)chứngnhận chính thức trên giấy tờ được ký với tư cách cá nhân như chứng

nhận chính thức ghi nhận việc đăng ký một giấy tờ hoặc ghi nhận một sự

việc đã diễn ra vào một ngày nhất định và chứng nhận chính thức hoặc công

chứng chữ ký.

Tuy nhiên, Công ước này không áp dụng đối với:

  1. a)giấytờ được lập bởi viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự;
  2. b)giấytờ hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại hoặc hải

quan.

Điều 2

Các Nước ký kết có trách nhiệm miễn hợp pháp hóa đối với giấy tờ thuộc đối tượng

áp dụng của Công ước này và phải xuất trình trên lãnh thổ của nước mình. Trong

Công ước này, hợp pháp hóa được hiểu là thủ tục viên chức ngoại giao hoặc viên

chức lãnh sự của của nước nơi giấy tờ phải xuất trình chứng nhận tính xác thực

của chữ ký, chức vụ của người ký giấy tờ và, nếu thích hợp, tính xác thực của con

dấu trên giấy tờ đó.

Điều 3

Thủ tục duy nhất có thể yêu cầu để chứng nhận tính xác thực của chữ ký, chức vụ

của người ký giấy tờ và nếu thích hợp, tính xác thực của con dấu trên giấy tờ đó là

chứng nhận được quy định tại Điều 4, do cơ quan có thẩm quyền của nước lập giấy

tờ cấp.

Tuy nhiên, thủ tục nói trên không áp dụng trong trường hợp luật, quy định hoặc tập

quán đang có hiệu lực ở nước nơi giấy tờ được xuất trình hoặc điều ước quốc tế

giữa hai hoặc nhiều Nước ký kết đã xóa bỏ, đơn giản hóa hoặc miễn hợp pháp đối

với giấy tờ này.

Điều 4

Chứng nhận nêu tại khoản 1 Điều 3 phải được đóng trực tiếp trên giấy tờ hoặc lên

“tem chứng nhận” (“allonge“); chứng nhận phải tuân theo thể thức của mẫu ban

hành kèm theo Công ước này.

Tuy nhiên, chứng nhận có thể được lập bằng ngôn ngữ chính thức của cơ quan cấp

chứng nhận. Các nội dung bắt buộc trong chứng nhận cũng có thể được viết bằng

ngôn ngữ thứ hai. Tiêu đề “Apostille (Convention de La Haye du 5 octobre 1961)”

phải được viết bằng tiếng Pháp.

Điều 5

Chứng nhận phải được cấp theo yêu cầu của người đã ký giấy tờ hoặc của bất cứ

người nào mang giấy tờ đó.

Khi được điền đầy đủ, chứng nhận sẽ chứng nhận xác thực của chữ ký, chức vụ

của người ký giấy tờ, và nếu thích hợp, tính xác thực của con dấu trên giấy tờ đó.

 

Chữ ký, con dấu trên chứng nhận được miễn mọi thủ tục chứng nhận khác.

Điều 6

Các Nước ký kết phải chỉ định cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận nêu tại

khoản 1 Điều 3, phù hợp với chức năng chính thức của cơ quan đó.

 

Các Nước ký kết phải thông báo việc chỉ định này cho Bộ Ngoại giao Hà Lan vào

thời điểm nộp văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập hoặc tuyên bố về việc mở rộng

phạm vi áp dụng của Công ước. Các nước này cũng phải thông báo về các thay đổi

liên quan đến cơ quan được chỉ định.

 

Điều 7

 

Cơ quan được chỉ định theo quy định tại Điều 6 phải lập sổ đăng ký hoặc phiếu thư

mục lưu giữ thông tin về các chứng nhận đã cấp, trong đó ghi rõ:

 

  1. a)sốvà ngày chứng nhận ,

 

  1. b)họtên người ký giấy tờ công và chức vụ của người đó, hoặc tên của cơ quan đã

đóng dấu trên giấy tờ đó trong trường hợp giấy tờ không có chữ ký.

 

Trong trường hợp cá nhân có yêu cầu, cơ quan đã cấp chứng nhận có trách nhiệm

xác minh các thông tin trong chứng nhận có trùng khớp với các thông tin được lưu

trong sổ đăng ký hoặc phiếu thư mục hay không.

 

Điều 8

 

Trong trường hợp hiệp định, điều ước hay thỏa thuận của hai hay nhiều Nước ký

kết quy định việc chứng nhận chữ ký, con dấu phải tuân theo những thủ tục nhất

định thì Công ước này chỉ được ưu tiên áp dụng nếu những thủ tục này khắt khe

hơn so với thủ tục nêu tại Điều 3 và Điều 4.

 

Điều 9

 

Các Nước ký kết phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh việc viên chức

ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của mình tiến hành hợp pháp hóa đối với những

trường hợp được miễn hợp pháp hóa theo Công ước này.

 

Điều 10

 

Công ước này mở cho các nước tham dự Kỳ họp thứ chín của Hội nghị La Hay về

tư pháp quốc tế và Ai-xơ-len, Ai-len, Công quốc Liechtenstein và Thổ Nhĩ Kỳ ký.

 

Công ước này phải được phê chuẩn và văn kiện phê chuẩn phải được nộp tại Bộ

Ngoại giao Hà Lan.

 

Điều 11

 

Công ước này có hiệu lực vào ngày thứ sáu mươi sau khi nộp văn kiện phê chuẩn

thứ ba nêu tại khoản 2 Điều 10.

 

Công ước này có hiệu lực đối với các nước ký và phê chuẩn sau thời điểm nói trên

vào ngày thứ sáu mươi sau khi nộp văn kiện phê chuẩn của nước mình.

 

Điều 12

 

Các nước không thuộc diện nêu tại Điều 10 có thể gia nhập Công ước này sau khi

Công ước đã có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 11. Văn kiện gia nhập phải

được nộp tại Bộ Ngoại giao Hà Lan.

 

Việc gia nhập chỉ có hiệu lực trong quan hệ giữa nước gia nhập với các Nước ký

kết không đưa ra phản đối việc gia nhập này trong vòng sáu tháng sau khi nhận

được thông báo nêu tại điểm d Điều 15. Các phản đối này phải được thông báo cho

Bộ Ngoại giao Hà Lan.

 

Công ước có hiệu lực giữa nước gia nhập và các nước không đưa ra phản đối việc

gia nhập vào ngày thứ sáu mươi sau khi kết thúc thời hạn sáu tháng nói trên.

 

Điều 13

 

Vào thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, các nước có thể tuyên bố Công ước

này được áp dụng mở rộng cho tất cả các vùng lãnh thổ mà nước đó chịu trách

nhiệm về quan hệ quốc tế hoặc chỉ cho một hoặc một số vùng lãnh thổ này. Tuyên

bố này có hiệu lực vào ngày Công ước có hiệu lực đối với nước đó.

 

Vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, việc mở rộng phạm vi áp dụng nói trên phải được

thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan.

 

Nếu tuyên bố mở rộng phạm vi áp dụng được đưa ra bởi nước đã ký và phê chuẩn

Công ước thì Công ước có hiệu lực đối với các vùng lãnh thổ liên quan theo quy

định của Điều 11. Nếu tuyên bố mở rộng phạm vi áp dụng được đưa ra bởi nước đã

gia nhập Công ước thì Công ước có hiệu lực đối với các vùng lãnh thổ liên quan

theo quy định của Điều 12.

 

Điều 14

 

Công ước này có hiệu lực trong vòng năm năm kể từ ngày bắt đầu có hiệu lực theo

quy định tại khoản 1 Điều 11, kể cả đối với các nước đã phê chuẩn hoặc gia nhập

Công ước sau ngày đó.

 

Nếu không bị bãi bỏ, Công ước được tự động gia hạn 5 năm một.

 

Việc bãi bỏ phải được thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan chậm nhất là sáu tháng

trước khi kết thúc thời hạn 5 năm.

 

Việc bãi bỏ có thể chỉ giới hạn đối với một số vùng lãnh thổ mà Công ước đang áp

dụng.

 

Việc bãi bỏ chỉ có hiệu lực đối với nước đã thông báo việc bãi bỏ này. Công ước

vẫn duy trì hiệu lực đối với các Nước ký kết khác.

 

Điều 15

 

Bộ Ngoại giao Hà Lan phải thông báo cho các nước nêu tại Điều 10 và các nước đã

gia nhập Công ước theo quy định tại Điều 12 những việc sau đây:

 

  1. a)cácthông báo nêu tại khoản 2 Điều 6 ;
  2. b)việcký và phê chuẩn nêu tại Điều 10;
  3. c)ngàyCông ước này có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 11;
  4. d)việcgia nhập và phản đối việc gia nhập nêu tại Điều 12 và ngày mà việc gia

nhập có hiệu lực;

  1. e)việcmở rộng phạm vi áp dụng nêu tại Điều 13 và ngày mà việc mở rộng này

có hiệu lực;

  1. f) việcbãi bỏ nêu tại Điều 14.

 

 

Để làm bằng, những người được ủy quyền hợp lệ đã ký Công ước này.

 

Làm tại La Hay ngày 05 tháng 10 năm 1961 thành một bản gốc duy nhất bằng tiếng

Pháp và tiếng Anh; trong trường hợp có sự khác biệt giữa hai văn bản, văn bản

tiếng Pháp được dùng làm cơ sở đối chiếu. Bản gốc phải nộp lưu chiểu tại Chính

phủ Hà Lan, bản sao có chứng thực phải được gửi qua đường ngoại giao cho các

nước tham dự Kỳ họp thứ chín của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và Ai-xơ-

len, Ai-len, Công quốc Liechtenstein và Thổ Nhĩ Kỳ.